Tại sao KhaiSilk có thể bán hàng giả trong suốt 30 năm

Suốt 30 năm gây dựng niềm tin và sự tự hào về một sản phẩm Việt Nam chất lượng cao của người dân Việt sụp đổ chỉ trong một đêm bằng sự lừa dối của một doanh nhân luôn tự nhận là uy tín và chất lượng. Người tiêu dùng đã mãn nhãn hơn với sự đa dạng của sản phẩm Việt nhưng cũng thất vọng vô cùng khi phát hiện suốt thời gian, sản phẩm mình dùng là hàng giả.

Suốt 30 năm gây dựng niềm tin và sự tự hào về một sản phẩm Việt Nam chất lượng cao của người dân Việt sụp đổ chỉ trong một đêm bằng sự lừa dối của một doanh nhân luôn tự nhận là uy tín và chất lượng. Người tiêu dùng đã mãn nhãn hơn với sự đa dạng của sản phẩm Việt nhưng cũng thất vọng vô cùng khi phát hiện suốt thời gian, sản phẩm mình dùng là hàng giả. Cùng rèm Hàn Quốc tìm hiểu kĩ hơn về vụ việc này.

Tìm hiểu thế nào là hàng giả ?

Trước tiên chúng ta hãy xem lại thế nào là hàng giả. Theo luật sở hữu trí tuệ năm 2005, hàng giả không chỉ là loại không có công dụng hay kém công dụng hơn hàng thật mà còn  là “Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất”. Nói cách khác là bị giả mạo về nguồn gốc xuất xứ và nhãn mác, ở Khaisilk là giả mạo về nguồn gốc xuất xứ.

khaisilk bán hàng giả

Cắt bỏ mác Made in China để gắn lại mác Made in Vietnam

Mặc dù khác nhau nhưng để phân biệt được bằng cảm quan là chạm tay hay bằng mắt thường không phải là điều dễ dàng mà cần sự tính tế, hiểu biết, chỉ người trong nghề mới có thể phân biệt được đâu là lụa Việt đâu là lụa Tàu, thậm chí nhìn lụa Tàu còn bắt mắt hơn lụa Việt do đa dạng về mặt mẫu mã lẫn kiểu dáng. Trong quá trình sử dụng, lụa Tàu sẽ bền hơn, màu sắc khó phai và không dễ bị ố vàng bởi mồ hôi như lụa Việt bởi lý do lụa Tàu được Khaisilk nhập về hoàn toàn là lụa pha không phải lụa 100% thậm chí đó còn không phải là lụa mà là một loại sợi nhân tạo nào đó.

Chẳng thế mà sau khi kiểm tra thì Tổng cục Hải Quan thông tin rằng khăn lụa nhập về Việt Nam từ Trung Quốc giá chỉ từ 30 nghìn đồng ? ! Tất nhiên đó sẽ không thể là lụa tơ tằm được!

Chính vì thế Khaisilk có thể qua mắt được người tiêu dùng để bán hàng giả trộn với hàng thật hàng chục năm mà nếu không nhờ sự sơ suất của nhân viên Khaisilk thì không biết người tiêu dùng còn bị lừa đến bao giờ.

Sự qua mặt kiểm tra của KhaiSilk với Tổng cục Hải quan

Kể từ tháng 10 năm 2005, hiệp định thương mại tự do giữa Asian và Trung Quốc (ACFTA) có hiệu lực Việt Nam cũng phải gánh chịu sự cạnh tranh khốc liệt với hàng Trung Quốc, từ đó có rất nhiều doanh nghiệp chọn việc thuê gia công ở Trung Quốc sau đó mang về Việt Nam đóng mác thương hiệu của mình để bán trên thị trường Việt Nam. Điều đó không có gì sai nếu họ không thay mác “Made in China” bằng các loại mác xuất xứ khác như “Made in Vietnam”, “Made in Korea” hay thậm chí là Đức, Pháp… Rõ ràng việc thay đổi giả mạo nguồn gốc xuất xứ chính là sự đánh tráo chất lượng sản phẩm nhất là nó lại được nhập về từ Trung Quốc – một công xưởng sản xuất hàng nhái của Thế giới. Một chiếc khăn lụa với giá nhập vài chục nghìn đồng đã có thể bán với giá vài trăm nghìn chỉ bằng cách thay đổi nhãn mác cho thấy sự vi phạm bán hàng giả của Khaisilk là không thể chối cãi.

khaisilk bán hàng giả

Sự lỏng lẻo trong quản lý thị trường khiến người tiêu dùng sử dụng hàng giả suốt 30 năm mà không hề hay biết

Vậy tại sao Khaisilk lại qua mặt được các cơ quan chức năng, tại sao Cục quản lý thị trường lại chỉ tìm được 60 chiếc khăn thay mác. Lỗ hổng nằm ở chỗ Khaisilk chỉ thay nhãn mác khi có đơn đặt hàng và thay vài chục cái để bán ở cửa hàng, còn lại họ vẫn để mác “Made in China” thì lại chẳng có gì vi phạm cả vì hàng hoá đều nhập “chính ngạch” và có giấy tờ xuất xứ trùng khớp. Các khách hàng của Khaisilk lại đa phần không cần hoá đơn thương mại và cũng không chú ý truy xuất nguồn gốc nên Khaisilk có thể mặc sức qua mặt. Con số mỗi người mua tưởng là nhỏ thế nhưng theo thống kê của Tổng cục Hải quan thì lượng tiền khăn lụa nhập về mỗi năm lên đến hàng triệu USD, bao nhiêu trong số đó được Khaisilk đóng mác giả vào để lừa khách hàng, thu lợi bao nhiêu khi giá bán tăng lên hơn 20 lần. Thật chẳng dám tưởng tượng mực độ vi phạm trong 30 năm qua nếu có thể thống kê rõ, mà đến bây giờ có trời mới thống kê được.

Thiệt hại đó có ai gánh chịu ngoài chính những người tiêu dùng, liệu trên thị trường còn những mặt hàng nào ngoài khăn lụa của Khaisilk. Không cần nói cũng biết rất nhiều mặt hàng như vậy nào là sữa, thực phẩm, thuốc, nông sản hay các mặt hàng vải vóc, may mặc, nội thất… mà chẳng có báo đài nào có thể đủ chữ để kê hết. Để dẹp bỏ các ma trận hàng giả, kém chất lượng thì ngoài các cơ quan chức năng cũng rất cần sự phối hợp thông thái của người tiêu dùng mà trong đó người tiêu dùng mới là nhân tố quyết định để có thể dẹp bỏ hàng nhái, hàng giả, bởi họ chính là người chịu thiệt hại trực tiếp.